Ngày nay bánh xe công nghiệp hay còn gọi là bánh xe đẩy chịu lực trong xe đẩy hàng ngà càng trở nên quen thuộc và thân thiết trong cuộc sống. Bánh xe đẩy chịu lực mang đến những lợi ích lớn giúp con người rất nhiều trong việc vận chuyển đồ vật có khối lượng lớn. Chúng ta thường thấy chúng ở các xí nghiệp , nhà xưởng, bệnh viện …. tuy nhiên bánh xe đẩy thường được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bánh xe làm từ nhựa PU nhé.
- Bánh xe đẩy chịu lực PU là gì?
– PU là từ viết tắt của Polyurethane là một loại polymer có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
– Cấu trúc phân tử vật liệu đàn hồi polyurethane gồm các đoạn cứng và mềm. Các đoạn cứng được hình thành từ thành phần disocyanate. Các đoạn mềm được hình thành từ thành phần polyol. Các đoạn cứng được nối với nhau bằng liên kết hydro đề hình thành pha cứng. Mạch chính thẳng, không phân nhánh, liên kết chặt không trượt lên nhau giúp PU có mô-đun đàn hồi cao.
Hiện nay chất liệu PU được sử dụng phổ biến để làm bánh xe đẩy bởi vì những đặc tính ưu việt của nó.
- Những ưu điểm nổi bật của bánh xe đẩy chịu lực PU
– PU có độ bền, tính kháng mài mòn, tính kháng tác động môi trường vượt trội so với các loại cao su thông thường. Bên cạnh đó, PU còn có khả năng kháng nhiều loại hóa chất vô cơ và hóa chất hữu cơ. Chính vì thế, bánh xe PU thường được yêu thích hơn bánh xe cao su. Bánh xe đẩy chịu lực PU thường bền, chịu nhiệt, chịu tải tốt.
– Bánh xe đẩy chịu lực PU có dải độ cứng khá rộng, tuỳ theo yêu cầu của môi trường mà người ta có thể pha chế mềm mịn hoặc rất cứng thích hợp.
– Có tính đàn hồi lớn hơn cao su, lại bền bỉ dẻo dai hơn kim loại.
– Tuổi thọ trung bình của bánh xe đẩy thường rơi vào khoảng từ 3 – 5 năm, trong điều kiện làm việc ngoài trời là từ 2 – 3 năm
- Những lưu ý khi sử dụng bánh xe đẩy chịu lực PU
– Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm, nhất là khu vực miền Bắc có nhiều tháng nồm – độ ẩm trong không khí rất cao nên quá trình lão hóa của PU cũng nhanh hơn. Để giữ được tuối thọ của sản phẩm lâu hơn nên tránh sử dụng bánh xe đẩy PU trong môi trường có độ ẩm cao.
– Nên sử dụng bánh xe đẩy chịu lực PU đúng tải trọng để thời gian sử dụng bánh xe được lâu hơn. Cần bảo quản bánh xe ở những nơi thoáng mát tránh để bánh xe dưới ánh nắng mặt trời và tránh nước mưa.
– Nhựa PU có nhược điểm là chịu nhiệt kém, nếu sử dụng bánh xe đẩy chịu lực trong môi trường này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của nhựa PU, đã có nhiều trường hợp bánh xe đẩy bị vỡ chỉ vì để vài tuần trong kho lạnh.
Trên đây là bài viết giới thiệu về bánh xe đẩy PU và những chất liệu phổ biến, hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho quý khách trong việc lựa chọn được loại bánh xe đẩy phù hợp với nhu cầu. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn.